Blog

+5 Tác Dụng Của Rượu Nếp Cẩm Với Sức Khỏe Con Người

388

Nếp cẩm là món ăn quen thuộc của người Việt trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Ngày nay nếp cẩm được sử dụng nhiều hơn trong các món ăn hàng ngày. Nếp cẩm được lên men sẽ trở thành rượu nếp cấp đặc biệt tốt cho sức khỏe, thậm chí được coi là một vị thuốc quý. Bài viết này mình sẽ mách bạn các tác dụng của rượu nếp cẩm khi sử dụng mỗi ngày.

Rượu nếp cẩm là gì?

Nếp cẩm hay còn được gọi là nếp than. Khi nấu sẽ có màu đỏ đậm tới tím đen. Hạt gạo tròn, dài, có mùi thơm hấp dẫn. Rượu nếp cẩm là một loại rượu truyền thống của Việt Nam đã có từ rất lâu. Nguyên liệu chính để làm rượu nếp cẩm là gạo nếp cẩm lên men và đem đi chưng cất thành rượu. Quá trình làm rượu cũng rất phức tạp.

Theo các nhà nghiên cứu của Louisiana University, trong nếp cẩm chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI,nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Ăn nếp cẩm có béo không?

Gạo nếp cẩm cũng giống như gạo nếp thông thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên gạo nếp cẩm lại có lượng protein cao hơn đến 6.8% và chất béo cao hơn 20%. Bên cạnh đó là hàm lượng axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng khác.

Do đó nếu bạn hỏi “Ăn nếp cẩm có béo không?” thì câu trả lời của là “Có”. Tuy nhiên điều đó chỉ gặp phải khi bạn ăn chưa đúng cách, các sai lầm thường gặp phải như:

  • Ăn gạo nếp cẩm quá nhiều bởi nó ngon hơn và dễ chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
  • Ăn nếp cẩm vào buổi tối trước khi đi ngủ rất dễ khiến bạn tăng cân.
  • Thêm đường khi ăn nếp cẩm khiến bạn cảm thấy ngon miệng. Nhưng đó lại là nguyên nhân khiến cân nặng tăng không kiểm soát.

Tác dụng của rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm là một vị thuốc Đông Y được yêu thích bởi có vị ngọt và ấm, dễ tiêu hóa. Cơm rượu nếp cẩm thường được ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ để giết sâu bọ. Tuy nhiên không mấy ai biết đến tác dụng thực sự của rượu nếp cẩm.

Ngăn ngừa đái tháo đường

Một trong những tác dụng của rượu nếp cẩm được nhiều người quan tâm nhất đó chính là khả năng cải thiện tình trạng đái tháo đường. Bởi lớp cám ngoài hạt gạo rất giàu dinh dưỡng, gồm gluxit, protit, lipit và các muối khoáng. Nhiều hơn cả là các nhóm vitamin B và chất xơ. Khi ăn cơm rượu nếp cẩm, cơ thể sẽ có khả năng chống lại đột quỵ, huyết áp và đái tháo đường.

Bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa

Rượu và cơm rượu nếp cẩm đều rất tốt cho người cao tuổi và trẻ em. Khi bạn thấy chán ăn, tiêu hóa kém thì nếp cẩm chính là “bài thuốc” tuyệt vời. Hãy dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, khoảng 50-60ml.

Ngoài ra khi sử dụng nếp cẩm đúng cách, hệ tiêu hóa của bạn cũng được cải thiện đáng kể, nồng độ cholesterol được hạ thấp, hỗ trợ giảm cân.

Tốt cho tim mạch

Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp.

Nhờ khả năng hạ đường huyết trong máu, giảm nồng độ cholesterol khiến cho nếp cẩm trở thành một vị thuốc quý với người bị bệnh tim mạch. Nhờ tác dụng tuyệt vời này của rượu nếp cẩm mà những người cao tuổi, những người mắc bệnh về huyết áp không còn nỗi lo về sức khỏe.

Làm đẹp da

Ngoài những công dụng tuyệt vời với sức khỏe trên thì rượu nếp cẩm còn được sử dụng để làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Nhờ có hàm lượng vitamin B cao giúp phụ hồi và cấp ẩm cho da mặt. Hãy giã nhuyễn rượu nếp cẩm và đắp lên mặt mỗi tối để có làn da mịn màng, trắng sáng. Bạn cũng có thể kết hợp với trứng gà để tăng hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Rượu nếp cẩm có vị ngọt, tính ấm nên thường được cho phụ nữ sau sinh để bổ khí huyết, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận. Đặc biệt tốt với người thiếu máu như các chị em sau sinh.

Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.

Nếu các chị em sau khi sinh thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ khiến cho dạ dày hoạt động tốt, lưu thông khí huyết, chống suy nhược sức khỏe và duy trì lượng sữa dồi dào cho con.

Cách nấu rượu nếp cẩm

Để phát huy hết tác dụng của rượu nếp cẩm bạn cần biết cách ăn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu rượu nếp cẩm để chế biến thành các món ăn khác nhé.

Chọn gạo nếp cẩm

  • Gạo phải thơm và không phải gạo quá mới (tốt nhất là dùng gạo sau thu hoạch 3 tháng)

Nấu cơm, ủ men

  • Ngâm gạo nếp cẩm trong khoảng 12 tiếng. Sau đó đồ chín như xôi và để nguội. Đồ lần thứ 2 và để nguội.
  • Cho men rượu vào cối đá, giã mịn
  • Trộn men với cơm gạo nếp cẩm. Trộn càng đều thì rượu càng nhanh ngấu.
  • Lót lá sen dưới đáy rổ tre, đổ cơm rượu vào và che kín bằng lá ở trên. Sau đó cho rổ vào một cái nồi inox và đậy kín.
  • Có thể trộn thêm ít đường để thúc đẩy quá trình lên men.

Thành phẩm

  • Ủ khoảng 5 – 7 ngày thì sẽ tiết ra rượu. Bạn nên lấy chai thủy tinh để chưng cất.
  • Đem phơi nắng hàng ngày sẽ nhanh lấy nước rượu hơn.
  • Cơ rượu ép hết nước có thể ăn trực tiếp hoặc ăn với sữa chua cũng rất ngon.

Đó là tất cả tác dụng mà rượu nếp cẩm mang lại cho sức khỏe con người. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ biết cách làm rượu nếp cẩm cho cả gia đình. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi thành phẩm của bạn nhé!

0 ( 0 bình chọn )

Langlangdor

https://LangLangDor.com
Langlangdor.com là trang blog tổng hợp các kiến thức, giải trí ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, làm đẹp, ẩm thực, sức khoẻ, kinh doanh,....

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm