Blog

Rủi ro và tỷ lệ biến chứng trong phẫu thuật cong vẹo cột sống

288

Phẫu thuật cong vẹo cột sống thường là lựa chọn cuối cùng trong điều trị tật cong vẹo. Tuy nhiên phẫu thuật ẩn chứa nhiều rủi ro và đau đớn nên bệnh nhân cần phải trao đổi với bác sĩ chủ trị để có lựa chọn tốt nhất.

Rủi ro và tỷ lệ biến chứng trong phẫu thuật cong vẹo cột sống

Cũng giống như bất kì một dạng phẫu thuật nào khác thì mổ cong vẹo cột sống cũng khá nguy hiểm vì có thể gây ra những tác dụng phụ của phẫu thuật hay biến chứng không mong muốn. Bị mất máu nghiêm trọng; nhiễm trùng tiết niệu do đặt ống thông; viêm tụy; và rối loạn chức năng ruột bị tắc nghẽn do cố định trong và sau phẫu thuật cong vẹo cột sống.

Tần suất của các biến chứng chưa được thống kê một cách chính xác nhất. Dưới đây là những thông tin dựa trên báo cáo tự nguyện của các bác sĩ lâm sàng. Ngoài ra có những rủi ro khác được tóm tắt dưới đây:

**Lưu ý: Bạn có thể tham khảo các nghiên cứu về biến chứng sau phẫu thuật cong vẹo cột sống để có số liệu thống kê dưới đây tại trang “www.ncbi.nlm.nih.gov”. Lưu ý là những số liệu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo trên một nhóm người, mỗi một người có thể bị các biến chứng sau phẫu thuật cong vẹo cột sống khác nhau, có người có và có người cũng không gặp biến chứng gì.

– Tử vong (1%)

Tỷ lệ tử vong là một biến chứng của phẫu thuật cong vẹo cột sống, đối với các bệnh nhân khỏe mạnh thì tỷ lệ này ít hơn 1%. Trong một cuộc khảo sát thì chỉ có một trẻ em trong số 352 bệnh nhân tử vong do bị viêm phúc mạc và trong một nhóm 447 bệnh nhân thì có 2 bệnh nhân tử vong do biến chứng phổi.

Tuổi thọ của bệnh nhân có tình trạng thần kinh phức tạp đã giảm đáng kể khi thực hiện phẫu thuật cong vẹo cột sống.

– Tổn thương thần kinh: liệt một phần hoặc toàn bộ, liệt tứ chi hoặc thiếu hụt thần kinh ngoại biên

Thần kinh bị tổn thương có thể là kết quả của các biến chứng liên quan tới mạch máu hoặc sự chuyển hóa trong quá trình phẫu thuật cong vẹo cột sống. Các trường hợp được công khai có liên quan tới gãy thanh cấy ghép cột sống, xâm lấn của thiết bị ghép vào ống sống, sự chèn ép rễ thần kinh do thiết bị cấy ghép gây ra,..

– Mất chức năng cột sống bình thường

Trong mỗi một ca phẫu thuật cong vẹo cột sống thì có thể xảy ra những đốt sống không đáp ứng việc hợp nhất. Trong thực tế thì người ta đã chứng minh được cơn đau tăng lên khi mức độ linh hoạt giảm xuống.

– Cột sống cứng sau phẫu thuật gây căng thẳng cho các bộ phận không hợp nhất của khung xương và trong trường hợp nghiêm trọng

Thông thường hay được báo cáo hơn là tình trạng thoái hóa cột sống sau phẫu thuật cong vẹo cột sống ở người trẻ tuổi và ở người lớn. Đôi khi nó có thể xảy ra sau 2 năm sau mổ. Mức độ phải điều chỉnh độ cong càng cao thì khả năng thoái hóa càng cao và cột sống cứng lại.

– Đau sau phẫu thuật

Cơ chế gây ra việc tăng mức độ đau lưng và đau cổ sau phẫu thuật chưa được làm rõ. tuy nhiên đau là một biến chứng phát triển muộn của phẫu thuật cong vẹo cột sống hoặc do thoái hóa.

Một vài nghiên cứu: Trong số 190 bệnh nhân thì có khoảng 19% bệnh nhân phải phẫu thuật lại trong vòng từ 2 – 8 năm sau phẫu thuật. Ở một nghiên cứu khác đối với 27 bệnh nhân điều trị thì 59% cảm thấy cơn đau của họ đã thuyên giảm nhưng 41% lại không cảm thấy hài lòng với mức độ giảm của cơn đau và 26% còn lại rất không hài lòng.

Cũng nghiên cứu khác trong số 34 bệnh nhân bị đau sau phẫu thuật ở mức độ đáng kể thì ó 56% bệnh nhân gặp đau sau phẫu thuật cong vẹo cột sống; 44% là không.

Đối với cơn đau ở vị trí ghép cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Cơn đau vùng xương chậu và cơn đau do cắt bỏ xương sườn thì không được đề cập đến.

– Nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc viêm

Vi khuẩn có thể xâm lấn qua máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

– Một số độ cong tiếp tục tiến triển sau khi hợp nhất cột sống do thanh gãy hoặc thất bại khác của thiết bị được sử dụng trong ca mổ cong vẹo cột sống.

Tình trạng này có thể xảy ra trong vài năm sau khi thực hiện phẫu thuật cong vẹo cột sống kết thúc.

– Biến dạng sagittal và gây xẹp cột sống cổ, ngực và/hoặc thắt lưng bị vượt quá mức gây ra biến dạng, không thể đi thẳng đứng

– Bướu xương sườn có thể xấu đi sau mổ cong vẹo cột sống

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ cần phải thực hiện thêm việc tạo hình, cắt bỏ xương sườn bị nhô. Việc loại bỏ xương sườn cũng gây ra một số biến chứng kèm theo như định hình lồng ngực, giảm thể tích lồng ngực, suy giảm chức năng phổi.

– Một số biến chứng lâu dài khác:

+ Đường cong tiếp tục phát triển

+ Không thể đi thẳng

+ Xuất huyết tiêu hóa

+ Biến dạng thân tăng

+ Biến dạng sagittal tăng

+ Xuất hiện lỗ rò ở màng phổi

+ Mù do tắc động mạch võng mạc trung tâm

+ Suy thận do niệu quản bị chèn ép

+ Tổn thương và thoái hóa rễ thần kinh do chèn ép

+ Viêm màng não tái phát

+ Nôn mãn tính, liên tục

+ Hội chứng Cast syndrome.

Nguồn dịch: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2525632/

0 ( 0 bình chọn )

Langlangdor

https://LangLangDor.com
Langlangdor.com là trang blog tổng hợp các kiến thức, giải trí ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, làm đẹp, ẩm thực, sức khoẻ, kinh doanh,....

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm