Là Gì

Trademark là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Brand và Trademark

1093

Bạn có biết Trademark là gì? Trong lĩnh vực marketing, Trademark là một thuật ngữ khá phổ biến và vô cùng quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nói không “ngoa” thì bất kỳ ai nếu muốn làm kinh doanh và marketing thì đều cần phải hiểu rõ được Trademark là gì. Nếu như bạn không có nhiều thông tin về thuật ngữ này thì chúng tôi xin mời tất cả các bạn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Trademark (Nhãn hiệu) là gì?

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu Trademark là gì? Trademark hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là Nhãn hiệu, được ký hiệu bằng ™ hoặc biểu tượng đăng ký liên bang ® nếu được sự chấp nhận từ văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Khi được đăng ký thành công, cùng một biểu tượng hoặc các chữ của nhãn hiệu sẽ không được sử dụng cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào khác, miễn là còn giấy tờ pháp lý hợp lệ.

Nhãn hiệu là gì? Trademark nghĩa là gì?
Nhãn hiệu là gì? Trademark nghĩa là gì?

Nhãn hiệu (Trademark) không có thời hạn kết thúc. Thường thì nó sẽ đồng nghĩa với tên thương hiệu (brand) hoặc các thiết kế được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp nằm lòng những kiến thức để hiểu Trademark là gì hay nhãn hiệu là gì thì có thể tạo ra lợi thế nếu không may gặp phải những rắc rối tranh chấp về pháp lý không đáng có của doanh nghiệp sau này.

Ý nghĩa của các ký hiệu khi đăng ký Trademark

Khi các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, thường sẽ xuất hiện các biểu tượng sau:

Trademark – ™: Sử dụng biểu tượng nhãn hiệu sau một logo để tuyên bố và cảnh báo cho các đối thủ biết rằng biểu tượng và cụm từ này là của doanh nghiệp của bạn.

Registered – ®: Viết tắt của nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ từ. Thể hiện rằng nhãn hiệu đã được chấp nhận bởi văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, chỉ khi được văn phòng chính thức cấp mới thì mới được sử dụng ký hiệu ®.

Service Mark – ℠: Sử dụng cho các công ty kinh doanh dịch vụ, chứ không kinh doanh sản phẩm, có tuỳ chọn sử dụng biểu tượng nhãn hiệu dịch vụ.

Copyright – ©: Biểu tượng thường được sử dụng để tuyên bố bản quyền, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền.

Registered là gì? Service Mark là gì? Copyright là gì?
Registered là gì? Service Mark là gì? Copyright là gì?

Những lợi ích của việc đăng ký Trademark là gì?

Trademark được xem là một tấm khiên bảo vệ dành cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh. Khi đăng đăng ký Trademark, các doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích vô cùng quý giá bao gồm:

  • Doanh nghiệp được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, nếu các doanh nghiệp khác sử dụng hoặc lạm dụng biểu tượng nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp có thể yêu cầu bồi thường.
  • Giúp bảo vệ nhãn hiệu, chống đỡ và tránh khỏi các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép.
  • Giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tạo uy tín đối với khách hàng.

Phân biệt sự khác nhau của Brand và Trademark

Với nhiều bạn trẻ mới tiếp xúc với lĩnh vực marketing thì sẽ thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Brand (thương hiệu) và Trademark (nhãn hiệu) là một. Thế nhưng thực tế không phải như vậy nếu bạn hiệu được rõ Brand là gì và Trademark là gì. Đây là hai khái niệm tương đối giống nhau nhưng lại có vai trò khác nhau.

Brand là gì? Sự khác nhau giữa Brand và Trademark
Brand là gì? Sự khác nhau giữa Brand và Trademark

Trước tiên: Khi xét về mặt pháp lý, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có quy định nào về Brand (thương hiệu) và chỉ nêu ra định nghĩa dành cho Trademark (nhãn hiệu). Điều này có nghĩa rằng, việc bảo hộ và chứng nhận chỉ được dành cho các nhãn hiệu, còn đối với Brand (thương hiệu), các doanh nghiệp cần phải phấn đấu, phát triển để làm sao lưu lại trong tâm chí của khách hàng.

Thứ hai: Trademark (nhãn hiệu) sẽ được thể hiện bằng những biểu tượng, hình ảnh, từ ngữ đặc trưng,… giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được về mặt hình thức của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Còn đối với Brand (thương hiệu) thì đó chính là việc nhìn nhận hàng hoá, sản phẩm về mặt nhận thức của khách hàng. Ví dụ, khi nhắc đến Mercedes người ta thường liên tưởng đến ngay các sản phẩm chắc chắn, thời thượng và dành cho giới doanh nhân.

Cuối cùng: Brand (thương hiệu) có thể tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng qua hàng thế kỷ nhưng

Trademark (nhãn hiệu) thì có thể thay đổi bất cơ kỳ lúc nào. Thường thì Trademark (nhãn hiệu) sẽ được thay đổi dựa theo các yếu tố về ngoại cảnh như xu hướng xã hội, thị hiếu khách hàng,…

Tóm lại, Brand (thương hiệu) chính là “phần hồn” của doanh nghiệp, còn Trademark (nhãn hiệu) được coi như “phần xác”. Để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến cả hai yếu tố này.

Lời kết

Chắc hẳn qua những chia sẻ trong bài viết này, các bạn cũng đã phần nào đó hiểu được Brand là gì và Trademark là gì phải không nào? Bài viết trên đây đã phân tích rất chi tiết để tìm ra những điểm khác biệt của hai khái niệm thường bị mọi người nhầm lẫn này. Có thể nói rằng, Brand và Trademark là hai chìa khoá để doanh nghiệp có thể phát triển thành công. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên và nằm lòng được khái niệm Trademark là gì các bạn có thể vận dụng để thành công trong công việc kinh doanh của mình.

0 ( 0 bình chọn )

Langlangdor

https://LangLangDor.com
Langlangdor.com là trang blog tổng hợp các kiến thức, giải trí ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, làm đẹp, ẩm thực, sức khoẻ, kinh doanh,....

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm