Phanh xe đạp điện, xe máy điện không ăn đem tới nhiều bất tiện cho người sử dụng, thậm chí tiềm ẩn nguy hiểm khi tham gia giao thông. Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục lỗi phanh xe sớm sẽ giúp người dùng tự tin tham gia giao thông an toàn.
Trong quá trình sử dụng phanh xe đạp điện, xe máy điện có thể bị hư, hỏng do tác động bên ngoài. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng phương tiện, người lái cần chủ động kiểm tra bộ phận phanh xe để có hướng xử lý kịp thời, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
Nguyên nhân phanh xe đạp điện, xe máy điện không ăn
Phanh xe đạp điện (thắng xe) có vai trò giúp phương tiện giảm tốc hoặc dừng lại an toàn khi đang di chuyển. Đây cũng là bộ phận được đánh giá quan trọng hàng đầu của một chiếc xe và bao gồm 2 loại là phanh cơ và phanh đĩa.
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng nhất định, hoặc do tác động bên ngoài mà phanh xe điện có thể gặp một số vấn đề như: phanh không ăn, bóp phanh mạnh nhưng xe không giảm tốc độ hay giảm rất chậm,… khiến xe khó dừng lại gây ra tình huống giao thông nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến phanh xe đạp điện, xe máy điện bị giảm hiệu quả có thể bắt nguồn từ việc má phanh bị hao mòn sau thời gian dài sử dụng. Hoặc do thói quen thường xuyên phóng nhanh, phanh gấp, bóp phanh quá mạnh của người điều khiển xe,… khiến phanh bị đứt, hỏng không thể sử dụng.
Trường hợp khác là do má phanh bị dính dầu mỡ dẫn tới trơn trượt, không tạo được độ bám để giúp xe dừng lại. Ngoài ra, nguyên nhân do mặt tiếp xúc giữa má phanh và mặt moay ơ không được kín hoàn toàn, hay hành trình tự do của tay phanh quá rộng và tăng dần theo thời gian cũng làm giảm tuổi thọ của phanh nhanh hơn.
Việc phanh xe đạp điện không ăn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người dùng, khó kiểm soát tốc độ, dừng lại gấp trước những sự cố bất ngờ. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới va chạm giao thông nặng nề ảnh hưởng tới người điều khiển, gây hư hại phương tiện.
Nếu nhận thấy phanh xe đạp điện có những biểu hiện bất thường, người dùng hãy kiểm tra và sửa phanh sớm để đảm bảo an toàn.
Cách sửa phanh xe đạp điện, xe máy điện không ăn
Phải xác định đúng nguyên nhân phanh xe không ăn hoặc bị hỏng, người dùng mới có thể sửa phanh xe đạp điện. Do đó, người dùng không nên tự sửa phanh tại nhà, mà hãy đưa phương tiện tới trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để nhân viên tìm ra nguyên nhân và xử lý.
Tùy từng trường hợp hư hại của phanh xe đạp điện mà nhân viên sẽ có cách sửa thắng xe đạp điện khác nhau.
Nếu phần má phanh đã bị hao mòn sau thời gian sử dụng sẽ cần phải thay mới. Trường hợp quanh má phanh dính nhiều mỡ sẽ cần phải dùng giấy ráp để loại bỏ, nếu nặng và lớp mỡ quá dày không thể làm sạch cần thay má phanh mới. Hoặc thợ sửa sẽ rà lại phần mặt tiếp xúc giữa má phanh và moay ơ để tăng độ bám cho phanh xe mỗi khi bóp.
Dù vậy, những cách sửa thắng xe đạp điện này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể áp dụng với mọi chiếc xe. Bởi nhân viên sẽ phải căn cứ vào từng dòng, loại xe khác nhau để đưa ra cách sửa phù hợp nhất mà không gây ảnh hưởng tới cấu trúc hay những linh kiện khác của phương tiện.
Một số lỗi thường gặp khác với phanh xe đạp điện
Ngoài lỗi phanh không ăn, trong quá trình sử dụng người dùng có thể gặp những tình trạng khác, cụ thể:
- Phanh xe điện bị kêu rít: Là khi phần má phanh của bánh sau bị mòn hoặc càng phanh cọ vào moay ơ khiến cho xe đạp điện bị kêu ở bánh sau khi người lái thực hiện bóp phanh xe .
- Phanh bị kẹt: Khi ốc đuôi ty tại phanh xe bị vặn chặt hoặc má phanh quá dày khiến bánh xe quay bị nặng, ì ạch, khó đi dù người lái không bóp phanh.
- Phanh bị nặng: Lỗi này thường xuất hiện ở những dòng xe điện sử dụng phanh cơ tại bánh trước. Nguyên nhân do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu nên không thể vận hành trơn tru.
Những lỗi phanh xe này không quá nặng và có thể sửa nhanh chóng. Người dùng cần mang xe tới trung tâm sửa chữa xe máy điện để được thay phanh xe đạp điện, hạn chế bất tiện khi di chuyển.
Các lưu ý khi sử dụng phanh xe đạp điện, xe máy điện an toàn
Cách lái và sử dụng phanh xe quyết định trực tiếp tới sự an toàn của người điều khiển và tuổi thọ của bộ phận này. Theo đó, khi điều khiển xe máy điện, người lái cần chú ý giữ khoảng cách với phương tiện khác để điều chỉnh thời gian phanh xe.
Để làm được điều này, lái xe phải chủ động điều tiết tốc độ di chuyển của xe để bóp phanh một cách hợp lý và giữ an toàn trong những tình huống bất ngờ.
Khi di chuyển trong nội thành, lái xe không nên đi nhanh, giữ khoảng cách an toàn với phương tiện khác để bóp phanh kịp thời khi xe liền trước phanh gấp hoặc có chướng ngại vật bất ngờ.
Khi cần dừng lại, lái xe hãy giảm tốc độ và bóp phanh từ từ, chờ xe dừng hẳn rồi với để người ngồi sau bước xuống. Thói quen này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sau không bị ngã xuống đường. Đặc biệt, lái xe nên chú ý tránh xa những chiếc xe có trọng lượng lớn, không nên đi ngay sát phía sau.
Bởi những xe này có quán tính lớn, để dừng lại cần mất khoảng thời gian nhất định. Hoặc khi lái xe đi trước bóp phanh gấp sẽ khiến phương tiện phía sau không kịp xử lý, dễ xảy ra va chạm.
Tóm lại, phanh (thắng xe) là một bộ phận rất quan trọng, người dùng nên xử lý những lỗi phanh xe đạp điện, xe máy điện như: phanh không ăn, bị rít, nặng,… sớm để tự tin lưu thông trên đường. Bên cạnh đó, người điều khiển cũng cần trang bị kỹ năng lái và phanh xe an toàn để luôn trong tâm thế chủ động, có thể xử lý tốt những tình huống giao thông phát sinh trên đường.
Người dùng đang tìm kiếm những mẫu xe điện hiện đại được trang bị phanh xe có độ an toàn cao có thể tham khảo xe máy điện VinFast. Ngay từ khi ra mắt thị trường, rất nhiều khách hàng đã và đang sử dụng xe máy điện VinFast đều có đánh giá tốt về chất lượng và chế độ bảo dưỡng khi linh kiện gặp trục trặc. Đặt mua xe máy điện VinFast mẫu mới nhất ngay hôm nay để có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Website: https://vinfastauto.com/vn_vi/
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
Ý kiến bạn đọc (0)