Churn Rate là gì? Một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp chính là Churn Rate. Trên thực tế, nó được coi là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy Churn Rate là gì? Những cách thức nào để giảm tỷ lệ Churn Rate mà doanh nghiệp phải nằm lòng? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Churn Rate là gì
Churn Rate có nghĩa là phần trăm hoặc tỷ lệ khách hàng hoặc người đăng ký của thương hiệu đã hủy hoặc không gia hạn đăng ký thêm trong một khoảng thời gian nhất định. Churn Rate có vai trò là một trong những số liệu giúp xác định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp rắc rối nếu như tập khách hàng tiêu biểu không dành cho doanh nghiệp đủ thời gian để thu lại chi phí mua lại trung bình của khách hàng (CAC).
Doanh nghiệp cần cung cấp những phản hồi về sản phẩm, giá cả, chính sách ưu đãi mới, đối thủ cạnh tranh và theo dõi thường xuyên trước những sự thay đổi đột ngột về tỷ lệ rời đi của khách hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu được điều không mong muốn này. Thực tế đã cho thấy, việc giữ chân một khách hàng cũ sẽ hiệu quả và đơn giản hơn nhiều so với việc tìm kiếm một khách hàng mới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược toàn diện và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn tỷ lệ Churn Rate để tập trung vào việc duy trì và phát triển các tập khách hàng.
Tỷ lệ Churn Rate được tính như thế nào?
Công thức để tính Churn Rate khá đơn giản như sau:
Tỷ lệ Churn Rate = Số khách hàng Churn Rate/Tổng số khách hàng
Trong đó:
Số khách hàng Churn Rate: là tổng lượng khách hàng ngừng hợp đồng/ ngừng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý/năm).
Tổng số khách hàng: là tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp đang có trong chính khoảng thời gian đó.
Những cách thức làm giảm tỷ lệ Churn Rate
Chủ động kết nối với khách hàng
Chủ động liên lạc với khách hàng chính là cách thức giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ và thiện cảm của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy được doanh nghiệp quan tâm và là đối tác đáng tin cậy.
Một trong những cách thức mà doanh nghiệp chủ động kết nối với người tiêu dùng chính là việc định kỳ tiếp cận bằng những nội dung hữu ích và phù hợp trên các kênh truyền thông. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng thật tốt và sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận những phản hồi không tốt về sản phẩm để cải thiện.
Cải thiện dịch vụ khách hàng từ việc phân tích Churn Rate
Cho dù doanh nghiệp đã có những nỗ lực hết sức mình nhưng sự rời đi của khách hàng vẫn có thể xảy ra. Bạn hãy tận dụng điều này như một cơ hội để tìm hiểu thật sâu lý do khiến họ thực hiện hành động này. Từ đó, bạn hãy đưa ra những biện pháp để cải thiện những vấn đề còn chưa ổn.
Ngoài ra, từ việc phân tích các đặc điểm sản phẩm/dịch vụ và nguyên nhân khiến khách hàng rời đi là vấn đề trọng tâm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được những ưu điểm cần được ưu tiên và những khuyết điểm cần phải tránh trong quá trình khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
Tạo ra quy trình khách hàng chặt chẽ
Việc tạo ra quy trình khách hàng mới có thể giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu hoặc ngăn chặn việc khách hàng rời đi. Bạn có thể áp dụng việc gửi email thông báo khuyến mãi dành riêng cho khách hàng VIP hay những nội dung mang tính chia sẻ, hữu ích. Họ sẽ không còn nhu cầu tìm kiếm thương hiệu khác nếu doanh nghiệp của bạn educate và chỉ cho họ tối ưu hóa giá trị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Kết luận
Hiểu được khái niệm Churn Rate là gì, có thể thấy rằng đây là con đường nguy hiểm và dễ dàng khiến các doanh nghiệp mất đi khách hàng hiện tại. Điều cốt lõi là bạn cần đảm bảo việc cung cấp, hỗ trợ khách hàng 24/7 để đem tới cho họ những trải nghiệm tốt nhất, khiến họ luôn là những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc (0)